3 Bí mật để trở thành nhà diễn thuyết tài ba trên thế giới

Trước tiên, việc luyện tập thứ nhất sẽ giúp bạn có thêm tự tin khi bước lên sân khấu, át chế những cảm xúc sợ hãi khi đối mặt với nhiều con mắt theo dõi xung quanh.

Có bao nhiêu bạn trẻ mong muốn có một ngày mình hiên ngang đứng trên bục cao và đưa mắt nhìn khắp sân khấu, thao thao bất tuyệt về những điều mình chia sẻ cho hàng trăm hàng nghìn khan thính giả dưới kia .

Có bao nhiêu bạn trẻ ở dưới sân khấu say mê ngắm nhìn những và ước rằng một ngày nào đó mình cũng sẽ làm được như họ, cũng có thể chinh phục đám đông hàng vạn người.

Vậy tất cả những điều bạn cần có là gì ? Đối với quan điểm của tôi, bạn chỉ cần có 3 thứ, đó là NIỀM ĐAM MÊ CHIA SẺ, SỰ CHUẨN BỊ, VÀ SỰ LUYỆN TẬP.
1. Niềm Đam Mê

Yếu tố đầu tiên và tôi tin đó cũng là yếu tố quan trọng nhất, đó là NIỀM ĐAM MÊ. Bạn hãy tự hỏi “Liệu ham muốn chia sẻ mọi điều mình biết có phải là một đam mê hay khao khát của bạn chưa ?” hay “Liệu hình ảnh mình đứng trên bục sân khấu, chia sẻ mọi kiến thức hay cho đám đông phía dưới có làm cho bạn thích thú ?“ Nếu bạn chưa có bất kì cảm nhận sâu sắc nào từ 2 điều kể trên thì tôi tin rằng bạn chưa phải và rất khó để được xem là một người thuyết trình thực thụ.

Thật tế thuyết trình trước đám đông không phải là một công việc quá khó khăn và phức tạp nếu như bạn biết được bí mật đằng sau nó. Đó chính là, niềm đam mê và khát khao chia sẻ, nó sẽ thúc đẩy bạn làm mọi thứ để có được một phần thuyết trình hoàn hảo. Đứng trước một buổi thuyết trình, bạn hãy xem đó là như là một cơ hội tuyệt vời để nói lên tất cả những kết quả thu được sau những năm nghiên cứu vất vả, hay một quan niệm mới ra đời được hệ thống từ những cuốn sách đày đặc, hay là những kinh nghiệm xương máu được hun đúc từ những tháng ngày lăn lộn thực nghiệm.

Tất cả những điều cần làm chỉ là việc chia sẻ cho cả thế giới biết điều đó, cụ thể là cho những thính giả dưới kia đang ngước nhìn bạn với sự trân trọng và mong chờ được tiếp thu những giá trị từ lời bạn nói. Bạn đừng sợ họ sẽ phật ý trước những điều bạn nói ra, mà bạn hãy lo lắng rằng họ sẽ không hiểu hết tất cả những gì bạn chia sẻ, hay chưa kịp cảm nhận những giá trị bạn mang đến. Điều đó lại thúc đẩy bạn sẽ nói nhiều hơn, giải thích nhiều hơn, lắng nghe phản hồi nhiều hơn để đảm bảo rằng tất cả những gì bạn truyền đạt đều được mọi người thấu hiểu và cảm nhận.
2. Sự Chuẩn Bị

Khi niềm đam mê chia sẻ đang thúc đẩy bạn dần dần bước lên chiếc bục cao ấy thì SỰ CHUẨN BỊ chính là bệ đỡ vững chắc để tiếp bước cho bạn thành công. Thông thường, để buổi thuyết trình được diễn ra suôn sẻ và đảm bảo rằng tất cả nội dung được chuyển tải một cách logic và có trật tự rõ ràng, bạn nhất định phải dành thời gian soạn thảo bố cục hoặc dàn bài cho bài thuyết trình ấy.

Với các cách thức như hiện nay, Powerpoint là công cụ phổ biến thường được các nhà diễn thuyết sử dụng để thiết lập phần bố cục cho bài thuyết trình của mình. Nếu không có powerpoint thì tối thiểu bạn cũng phải ghi các nội dung diễn thuyết lên giấy, hay sổ tay để xem khi cần. Giả nếu ở sân khâu hoặc bục giảng có tấm bảng trắng thì càng thuận lợi để bạn có thể ghi tất cả bố cục bài diễn thuyết lên đó để mọi người dễ dàng theo dõi phần trình bày của bạn.

Phần bố cục bài diễn thuyết nên trình bày một cách ngắn gọn và dễ hiểu, tốt nhất bạn chỉ nên thể hiện các ý chính, hay tiêu đề các phần trong bài thuyết trình. Giả sử bạn có một đề tài thuyết trình như sau :” Làm sao để hạnh phúc trong công việc ? “. Bố cục sẽ được gợi ý như sau:

I. Các yếu tố tác động đến hạnh phúc trong công việc

II. Bí quyết để có được hạnh phúc trong công việc

Bí quyết 1: Đặt mục tiêu rõ ràng

Bí quyết 2: Không ngừng tìm cách đổi mới trong công việc

Bí quyết 3: Năng nổ thiết lập quan hệ với đồng nghiệp xung quanh

V.v….

III. Phần Kết

Từ bố cục này, bạn sẽ biết lúc nào sẽ là phần mở đầu, lúc nào sẽ là lúc đi sâu vào phân tích, biện giải, và lúc nào sẽ là lúc truyền cảm hứng. Một dàn bài rõ ràng và súc tích giúp nhà diễn thuyết trình bày bằng một trật tự khoa học, giúp người nghe dễ dàng theo dõi mạch diễn thuyết và hiểu rõ tất cả những gì được truyền đạt. Hãy cứ tự nghĩ mà xem:

“CÓ NỘI DUNG THẬT HAY NHƯNG NÓI KHÔNG TRẬT TỰ, KHÔNG CÓ SẮP XẾP THÌ AI SẼ LÀ NGƯỜI HIỂU GIÁ TRỊ TỪ LỜI NÓI CỦA BẠN ?
3. Sự Luyện Tập

Khi đã có một nội dung được chuẩn bị hoàn hảo cùng với một nguồn cảm hứng sẵn sàng chia sẻ thì điều cuối cùng bạn cần là một sự luyện tập kĩ lưỡng. Vì sao luyện tập ở đây là yếu tố để đảm bảo bài diễn thuyết của bạn đạt 90 – 100% sự hoàn hảo ? Đó đơn giản bởi vì ngay cả những doanh nhân vĩ đại như Bill Gates hay Steve Jobs, những nhân vật vốn không buồn cúi xuống nhặt tờ 1 đô la đánh rơi ngoài đường vì cùng thời gian đó họ có thể làm ra nhiều hơn số tiền mà họ nhặt lên. Vậy mà trước những buổi thuyết trình quan trọng về sản phẩm, thì họ vẫn dành thời gian để luyên tập rất rất nhiều lần, để ôn lại bài diễn thuyết của chính mình.

Trước tiên, việc luyện tập thứ nhất sẽ giúp bạn có thêm tự tin khi bước lên sân khấu, át chế những cảm xúc sợ hãi khi đối mặt với nhiều con mắt theo dõi xung quanh. Thứ hai, việc luyện tập sẽ giúp bạn kiểm soát một cách tối đa diễn biến trong thời gian thuyết trình, biết lúc nào ta nên khoáy động sân khấu bằng hành động, lúc nào cần những khoảng lặng để cho khán thính giả suy nghĩ, hoặc những lúc đưa ra những câu nói đắt giá để kéo mọi sự thu hút của thính giả về phía mình. Luyện tập ở đây cũng giống như cách một nhà soạn nhạc chơi lại bản hòa âm của mình, để biết chỗ nào cần thêm nhiều nốt láy, chỗ nào cần thêm hợp âm, chỗ nào cần tạo thêm tiếng động để có thể bật lên cảm xúc nơi người nghe.
Kết luận

Để có một bài thuyết trình hoàn hảo, bạn nhất thiết phải nhớ 3 YẾU TỐ như sau:

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *