Tìm hiểu 4 điều “sếp Nhật” nghĩ về nhân viên Việt Nam

Qua bài viết này, tác giả hy vọng một khi ta hiểu rõ về những ưu điểm, cũng như những trong môi trường làm việc ở các


Tạp chí Aishoren – Nhật Bản đã phát hiện ra rằng nhân viên Việt Nam có 4 đặc điểm vô cùng thú vị dưới góc nhìn của các nhà quản lý Nhật Bản. Vậy những đặc điểm ấy là gì ?

Để Làm Việc Với Người Việt Nam Lâu Dài

Điểm 1: Tầm quan trọng của việc “nêu lý do”

Người Việt Nam ham học hỏi, thích tìm tòi cái mới nhưng lại có lòng tự trọng cao, không muốn bị thất bại nên có xu hướng đổ lỗi cho những sai sót của mình. Để làm việc với những nhân viên người Việt có suy nghĩ như vậy, việc nêu rõ lí do là vô cùng quan trọng. Nếu người Nhật chúng ta có thể giải thích lịch sự, nhẹ nhàng với họ rằng làm theo quy trình này thì kết quả sẽ tốt hơn ra sao, tại sao nhất định phải làm việc đó, những đánh giá của công ty sẽ thay đổi như thế nào, thì tiến độ cộng tác giữa người Việt và người Nhật sẽ tiến triển theo hướng tích cực. Chỉ cần các công ty Nhật đưa ra lí do thuyết phục, chắc chắn hiệu quả công việc sẽ được gia tăng.

Điểm thứ 2: Khen ngợi

Nhiều người Việt Nam tỏ ra rất vui vẻ khi nghe người Nhật khen về đất nước hay con người của họ. Việc lựa lời nói sao cho đẹp lòng họ là không cần thiết, vì người Việt Nam thích những lời nói chất phát, chân thành nhiều hơn Nếu chúng ta tìm cơ hội để khen họ dù họ chỉ làm những điều rất nhỏ thì quá trình giao tiếp sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Kể cả khi chúng ta nói những câu tiếng Việt đơn giản như chào hỏi và mời trước khi ăn, họ cũng tỏ ra vô cùng vừa lòng đẹp ý.

Điểm thứ 3: Tham dự những buổi tiệc giao lưu

Nói đến tiệc là phải nói đến bia vì người Việt Nam rất thích uống bia. Họ thích không khí vui vẻ (đặc biệt là người miền Nam). Khi cạn ly họ thường nói “Chúc sức khỏe”. Sau đó họ sẽ nói “Dzô”, “dzô” để cạn ly. Không phải nói quá, mọi người đều có khoảng thời gian vui vẻ, hòa thuận với nhau. Khi bạn đã quen với những buổi tiệc như thế này, hẳn đó là bằng chứng bạn rất được người Việt Nam yêu mến. Chủ đề của những buổi tiệc giao lưu thường là bóng đá hoặc những chuyện gia đình, bạn bè, công việc. Bóng đá là môn thể thao được tất cả người Việt Nam ưa thích (kể cả xem bóng đá lẫn chơi bóng đá). Ngoài ra, phụ nữ Việt Nam rất ít khi uống rượu bia.

Điểm thứ 4: Những điểm cần chú ý khi khiển trách nhân viên người Việt

Trước hết xin đừng quên rằng người Việt Nam có lòng tự trọng rất cao. Bạn không nên phê bình họ trước mặt người khác mà phải gọi riêng và nhẹ nhàng khiển trách từng người. Người Việt Nam không nói thật lòng những gì họ nghĩ với những mối quan hệ xã giao. Họ còn không biểu lộ cảm xúc ra bên ngoài, mà có xu hướng giấu đi tất cả vào bên trong.

Chính vì lẽ đó, một vị giám đốc người Nhật có kinh nghiệm làm việc 5 năm tại Việt Nam đã chia sẻ rằng “Khi làm việc với người Việt, chúng ta phải đánh giá xem những lời họ (người Việt Nam) nói có phải là thật không, hay chỉ là lời nói ẩn dụ. Nếu như những gì họ nói có bằng chứng thuyết phục thì hẵng tin dùng. Chỉ có thực hiện quá trình một cách lặp đi lặp lại nhiều lần, chúng ta mới hiểu được suy nghĩ và hành vi của họ. Từ đó, chúng ta mới có thể quyết định xem người đó có đáng tin cậy hay không để giao những nhiệm vụ quan trọng.“

Quá trình này có lẽ gây không ít phiền phức cho người Nhật, nhưng như đã nói nhiều lần ở trên, bản chất của người Việt Nam rất đơn thuần. Một khi bạn phát hiện “Người này nói thật lòng mình”, “Người này không giấu diếm”, bạn sẽ dễ dàng đặt niềm tin và mở lòng với họ ngay thôi.

Kết bài

Qua bài viết này, tác giả hy vọng một khi ta hiểu rõ về những ưu điểm, cũng như những khiếm khuyết của người Việt Nam trong môi trường làm việc ở các công ty Nhật tuyển dụng, chúng ta có thể biết cách điều chỉnh hành vi cũng như cách ứng xử của bản thân để trở nên phù hợp và thành công hơn khi có cơ hội làm việc tại các công ty Nhật Bản.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *