Những bí mật về thỏa thuận lương bạn nên biết
Những người săn tìm việc vẫn nghĩ rằng cách tốt nhất để “an toàn” được công việc đó là đưa ra mức lương thấp nhất. Nhưng đây chính là lỗi cơ bản mà người xin việc hay mắc
Bạn đã gần “chạm” được tới công việc mơ ước nhờ bản sơ yếu lý lịch hoàn hảo và buổi phỏng vấn tuyệt vời. Nhưng nếu bạn thờ ơ, không để ý đến bước thỏa thuận lương, “công việc mơ ước” sẽ “đón” bạn với mức lương thảm hại.
Mức lương khởi điểm chỉ dành cho người mới đi làm?
Nhà tuyển dụng thường mong muốn ứng viên đồng ý mức lương thấp. Thường thì những mức lương thấp như vậy chỉ là mức lương khởi điểm khi bạn mới làm việc, hiếm khi là mức lương cơ bản. Trên thực tế, tiền thù lao của công nhân viên luôn được xét lại hàng năm, và những thỏa thuận về lương mới thường được tính toán dựa trên phần trăm lương bạn được trả trước đó. Nói một cách khác, nếu bạn có một mức lương khởi điểm thấp, mọi chế độ tăng lương và hoa hồng cũng thấp theo. Đó là lý do tại sao bạn cần “đấu tranh” cho một mức lương tốt ngay từ bước khởi đầu.
Nhà tuyển dụng không hài lòng với sự thỏa thuận?
Những người tìm việc thường lưỡng lự đưa ra mức lương mình mong muốn vì sợ rằng nhà tuyển dụng sẽ để ý tới những thí sinh khác. Tuy nhiên, chính việc đàm phán lương bổng lại là một phần của quá trình tuyển chọn khi nhà tuyển dụng luôn sẵn sàng thảo luận về vấn đề “nhạy cảm” này. Sự thật là họ thích tuyển những ứng viên biết rõ giá trị nghề nghiệp của mình. Thậm chí nếu không thể đi đến sự đồng ý chung, điều này cũng không hề ảnh hưởng gì đến kết quả buổi phỏng vấn của bạn.
Yêu cầu có thêm cơ hội?
Những người săn tìm việc vẫn nghĩ rằng cách tốt nhất để “an toàn” được công việc đó là đưa ra mức lương thấp nhất. Nhưng đây chính là lỗi cơ bản mà người xin việc hay mắc phải và cũng là lý do tại sao nhiều nhân viên có năng lực có kinh nghiệm lại “mắc kẹt” trong những vị trí cấp thấp. Tuy nhiên, bạn không cần thiết đưa ra mức lương quá chênh lệch so với ban đầu. Thêm vào đó, mức lương thấp không phù hợp với năng lực khiến hình ảnh của bạn giảm sút, do đó cơ hội nhận được việc cũng sẽ “xa khỏi tầm tay” bạn.
Thỏa thuận bằng miệng cũng như việc ký kết hợp đồng?
Nhiều ứng viên coi việc hứa qua miệng của nhà tuyển dụng chính là điều kiện của hợp đồng. Việc thỏa thuận lương như thế rất nguy hiểm bởi vì nó như một tiền lệ cho việc đưa ra những quyết định “nhẹ dạ” không suy xét những vấn đề trọng đại. Đừng vội thôi việc, cũng đừng từ chối những đề nghị khác cho đến khi chữ ký của bạn có mặt trên bản hợp đồng làm việc.
Mọi thứ đều có thể thỏa thuận được?
Trên thực tế, luôn có ba loại lương cho ba vị trí cơ bản: khởi đầu, tầm trung và quản lý. Những vị trí khởi đầu luôn có mức lương “linh hoạt”, do vậy bạn có thể “mặc cả” với những buổi làm thêm. Trong khi đó, mức lương cho vị trí tầm trung có thể “xê dịch” cho dù bạn phải làm việc trong phạm vi đặc trưng. Cuối cùng, mức lương ở vị trí quản lý là “bất di bất dịch” đơn giản vì nó thể hiện khả năng và giá trị của bạn – và tất nhiên công ty cũng chỉ sẵn lòng trả mức lương “cao ngất ngưởng” cho một vị lãnh đạo tự tin và tài ba mà thôi.
Leave a Reply